Lý giải việc 99% chảo từ bị lồi đáy?
Có một vài nhận định rằng 99% các loại chảo đều sẽ bị lồi đáy sau một thời gian sử dụng. Hiện tượng này là bình thường, do nguyên nhân cấu tạo và cách sử dụng chưa đúng từ phía người dùng. Chảo từ bị lồi đáy gây ra khá nhiều bất tiện cho người dùng, nên không ai muốn chiếc chảo mới mua nhà mình, sử dụng chưa được bao lâu đã bị lồi lõm.
Cấu tạo đáy là nguyên nhân chính khiến chảo có hiện tượng bị trũng, lồi, lõm
Xoay quanh hiện tượng thường gặp phải này, có những kiến thức cơ bản bạn có thể tham khảo dưới đây.
1. Nguyên nhân khiến chảo từ bị lồi đáy.
Sự co giãn của kim loại chính là nguyên nhân khiến chảo bị lồi đáy. Quá trình này xảy ra khi giữa các lớp đáy có cấu tạo từ các kim loại khác nhau, có hệ số giãn nở vì nhiệt khác nhau. Khi đun nấu ở nhiệt độ cao, kim loại nở ra. Sự o ép về diện tích bề mặt khiến lòng chảo bị lồi hoặc lõm.
Nhà tôi từng có hai chiếc chảo, một cái bị lồi, khiến mỗi khi rót dầu chiên đều chảy hết về rìa, ở giữa chảo luôn thiếu dầu. Còn một chiếc bị lõm đáy, dầu lại tập trung ở đúng vùng lõm.
Ngoài nguyên nhân khách quan trên, sự co giãn vì nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng có thể làm biến dạng chảo của bạn. Ví dụ, bạn đang đun nấu chảo ở nhiệt độ rất cao, ngay sau đó lại xả nước lạnh vào. Nóng lạnh đột ngột là nguyên nhân khiến chảo bị méo mó. Do đó, hãy chú ý hơn trong cách sử dụng để bảo quản chảo được lâu bền, cho dù loại chảo bạn dùng là bình thường hay cao cấp.
Các loại chảo đáy đúc đa lớp nếu không được làm theo công nghệ cao vẫn có thể bị lồi đáy như chảo gắn đáy thông thường
2. Những loại chảo từ nào dễ bị lồi đáy.
Hiện, trong ba loại chảo chính có mặt ở trên thị trường gồm: chảo dập liền nguyên khối (Cao cấp nhất), chảo đáy đúc đa lớp, và chảo gắn đáy, thì chảo gắn đáy dễ xảy ra hiện tượng lồi lõm nhất và cũng có hậu quả nghiêm trọng nhất, đặc biệt là loại chảo bình thường. Chảo đáy đúc đa lớp, thì có công nghệ đúc tốt hơn, đáy chảo dày hơn và được dập trực tiếp vào chảo nên ít xảy ra hiện tượng lồi lõm hơn. Còn cao cấp như chảo đúc liền nguyên khối thì bạn yên tâm là sẽ không xảy ra hiện tượng này đâu nhé! Sử dụng đến lúc hỏng thì thôi.
Ba loại chảo từ chính hiện nay trên thị trường – Phân loại dựa trên cấu tạo chảo
3. Tác hại của việc đáy chảo từ bị trũng/lồi.
Tác hại chính của việc chảo bị lồi đáy là việc đáy chảo không còn bám khít vào mặt bếp nữa. Không bám bếp, nhất là trên các loại bếp mặt kính như bếp từ, bếp điện từ ngày nay sẽ làm giảm hiệu suất nấu rất nhiều, thậm chí còn khiến bếp từ không nhận chảo.
Kim loại giãn nở, khiến cho lớp chống dính phủ trên bề mặt cũng dễ bị nứt, vỡ và dẫn đến dễ bị bào mòn và bong tróc hơn. Suy cho cùng, lớp chống dính cũng là một lớp rất mỏng và dễ bị tổn thương. Và một khi lớp chống dính có dấu hiệu bong tróc, thì bạn không nên tiếp tục sử dụng chiếc chảo đó nữa.
Chảo bị lồi lõm đáy gây bất tiện trong việc nấu nướng, tốn dầu mỡ hơn, chiên rán khó hơn (Chiên nem chẳng hạn). Ngoài ra, chảo bị méo mó nhìn xấu, mất đi thẩm mỹ của dụng cụ nhà bếp hiện đại.
Chảo từ gắn đáy là loại chảo dễ bị trũng, lồi nhất
4. Nên mua loại chảo từ nào để ngừa hiện tượng trên.
Nếu nói gần như toàn bộ chảo đều sẽ bị như vậy, thì quả thật lĩnh vực đồ gia dụng còn nhiều thiếu xót. Nhưng thực tế không phải vậy, 99% chỉ đúng với các dòng chảo gắn đáy giá bình dân. Bạn sẽ không bao giờ bắt gặp hiện tượng này với các loại chảo đáy đúc và chảo đúc liền chất lượng cao.
Ngày nay, cũng có nhiều Hãng đồ gia dụng kém uy tín “bắt chước” kiểu thiết kế chảo đáy đúc hay đúc liền nguyên khối, nhưng công nghệ và chất lượng thì không thể bì được với các thương hiệu đã có tiếng từ trước. Do vậy, nếu đã quyết tâm mua được một chiếc chảo tốt, xịn, dùng lâu dài, hãy tìm đến với các loại chảo cao cấp nhập khẩu như Fissler, WMF, Silit… của Đức, Fagor của Tây Ban Nha (Chảo đáy đúc đa lớp), Hokua của Nhật (Chảo Đúc liền nguyên khối), …
Công nghệ đúc liền khuyên khối ở chảo từ cao cấp hạn chế tối đa việc chảo bị lồi lõm
Nguồn : Sưu Tầm bếp Thái Sơn