Chỉ dùng có một lần mà tôi đã nghĩ: lẽ ra mình đã phải mua nồi ủ từ mấy chục năm trước rồi vì quá sướng!!!
Chào các bạn. Là một người thích việc nấu nướng nên tôi dành nhiều thời gian trong căn bếp để làm các món ăn cho gia đình. Tuy vậy, tình trạng tiền điện tính theo bậc thang, giá gas thì ngày càng đắt đỏ đã buộc tôi phải đi tìm giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Năm 2003 tôi nghe một số người “mách” về loại nồi thần kỳ có xuất xứ từ Nhật Bản với những khả năng tưởng như trong mơ: tiết kiệm thời gian nấu nướng, tiết kiệm năng lượng tới 90%, chế biến được hầu hết mọi món ăn… Chừng ấy thông tin đã khiến tôi cảm thấy rất thích thú, nhưng cái giá 4 triệu của nó là một rào cản lớn. Hơn nữa, vấn đề bảo hành đối với hàng “xách tay” cũng làm tôi băn khoăn.
Chiếc nồi ủ Tiger 18 năm tuổi
Hiện tại có thể nhiều người cho rằng 4 triệu không phải là gì to tát, thế nhưng ở thời điểm cách đây 18 năm thì chi ngần đó tiền cho một cái nồi là việc ít người nghĩ đến. Sau cùng, tôi quyết định liều thử một phen và bỏ ra 4 triệu đồng để rinh chiếc nồi ủ hiệu Tiger về. Và các bạn có biết không, tôi đã thực sự thấy rất tiếc vì đã mất quá nhiều thời gian để cân nhắc, lưỡng lự.
Lẽ ra tôi đã phải mua nó từ mấy chục năm trước rồi!!!
Hoạt động không ngơi nghỉ và rất an toàn
Trước đây, tôi không sử dụng nồi áp suất vì sợ nguy cơ mất an toàn. Vì thế, mỗi khi chế biến các món hầm, ninh,… tôi thường xuyên phải để lửa liu riu nhiều tiếng đồng hồ và thi thoảng lại ngó canh chừng. Như vậy vừa tốn năng lượng lại vừa tốn thời gian. Nhất là lúc còn đun bếp gas (chưa chuyển sang bếp từ) thì còn có nguy cơ rò rỉ khí gas khi để lửa quá nhỏ.
Ninh xương để làm nước phở bằng nồi ủ
Ngay từ lần đầu sử dụng tôi đã hoàn toàn bị chiếc nồi ủ thần thánh này chinh phục. Thao tác sử dụng thì vô cùng đơn giản: cho đồ ăn vào phần nồi nấu, đặt lên bếp đun sôi khoảng 5 phút rồi nhấc ra, đặt vào lồng ủ rồi đậy nắp. Thế là xong!!!
Món vịt om sấu nấu bằng nồi ủ
Trong suốt mấy tiếng đồng hồ sau đó, món ăn được nấu chín từ từ bằng lượng nhiệt tích trữ nên không sinh ra áp suất cao, đồng thời không tốn thêm một tí điện hay gas nào cả! Từ ninh xương để nấu nước phở, hầm thịt, kho cá, làm pate… hay đến như luộc ngô, khoai, sắn, làm sữa chua… thì chiếc nồi ủ này đều có thể thực hiện được theo quy trình đơn giản như trên.
Đã 18 năm trôi qua và trong ngần ấy thời gian chiếc nồi ủ chưa có một ngày “nghỉ”. Lúc nào nó cũng trong tình trạng kín vì tôi chế biến hết món này đến món khác mỗi ngày.
Nấu nướng nhàn, đồ ăn ngon và bổ dưỡng
Như chúng ta đều biết, ủ nhiệt kín giúp kéo dài độ nóng và thức ăn sẽ tiếp tục chín nhưng phần nước lại không bị đục như khi đun lâu trên bếp. Các nguyên liệu sẽ tiết ra hết chất ngọt và mềm nhừ chứ không bị bấy nát.
Món chân giò nấu giả cầy bằng nồi ủ
Phần nồi nấu được cách ly với môi trường xung quanh bằng lớp chân không nên nên dinh dưỡng trong thực phẩm ít bị hao hụt. Với những gia đình có người già và trẻ nhỏ thì nồi ủ giữ nhiệt là một sản phẩm cực kỳ hữu ích khi thức ăn được nấu mềm mà không phải lo lắng về an toàn khi nấu như đối với nồi áp suất.
Bền bỉ với thời gian, bếp nào cũng chơi
Nồi ủ có thể đun trên bếp từ…
Chiếc nồi ủ có cấu tạo đơn giản gồm 3 phần có thể tách rời nhau là lồng ủ, nắp và nồi nấu. Do sử dụng công nghệ giữ nhiệt bằng chân không chứ không phải áp suất cao nên ở đây không có một chiếc gioăng nào cả.
Phần nắp nồi ủ có thể tháo ra được dễ dàng
Phần thân lồng ủ và nồi nấu làm bằng thép không gỉ, nắp bằng nhựa cứng, còn nắp nồi nấu bằng thủy tinh nên rất bền. Gần 20 năm nay nó vẫn đẹp gần như mới mua vì đơn giản là chẳng có gì để mà hỏng – ngoại trừ phần nhựa trắng bên trong nắp đã ngả màu ngà theo thời gian.